Chữa viêm phù đầu gà bằng cây ngũ sắc

Chữa viêm phù đầu gà bằng cây ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc còn có nhiều tên gọi khác là cỏ hôi, cỏ cứt heo, cây bù xích, cây cứt lợn, cây hoa ngũ vị, thắng hồng kế, tên khoa học Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Do khi vò cây có mùi hôi gây nôn nên người ta đặt tên cây như trên. Một số người thấy cây cứt lợn có tác dụng tốt mà lại mang tên xấu xí như vậy nên đã đặt tên là cây hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị. Thực tế hoa ngũ sắc, ngũ vị thường dùng chỉ cây bông ổi (trâm hôi, tứ thời, tứ quý, trâm ổi, thơm ổi – Lantana camara L.).

Ở nước ta, loại cây này thường mọc ở những vùng đất hoang, bờ ruộng. Người ta dùng toàn cây bỏ rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, đem về rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường dùng tươi hơn.

Về mặt dược liệu, cây cứt lợn lại có nhiều công dụng tốt, đặc biệt có thể chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như chứng bệnh viêm xoang,thảo dược này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trục ứ. Sử dụng cây cứt lợn đúng cách sẽ giúp giảm viêm tại các mô xoang, thúc đẩy quá trình bài tiết dịch nhờn, thông xoang, giảm nghẹt mũi cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm đau, sưng, mụn nhọt, eczema,…

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, dịch chiết từ thảo dược này chứa nhiều tinh dầu với lượng lớn hoạt chất phenol. Thành phần có tác dụng ức chế ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, thúc đẩy quá trình phục hồi hư tổn tại xoang.Không chỉ vậy, tinh dầu cây cứt lợn còn giúp làm loãng dịch đờm, tăng dẫn lưu dịch từ đó giúp cải thiện nhanh triệu chứng khò khè, ngạt mũi, khó thở do bệnh gây ra.

Sử dụng cây tươi, giã nát lấy nước nhỏ trực tiếp cho gà bị viêm phù đầu, viêm mũi, mắt.Hoặc có thể sắc đặc thành cao lỏng, cất giữ nơi thoáng mát để sử dụng dần