Tên thường gọi: Đinh lăng lá nhỏ
Tên gọi khác: Gỏi cá, nam dương lâm
Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.); Tieghemopanax fruticosus Vig.
Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
Tên tiếng anh: Ming aralia
Saschi sử dụng lá đinh lăng sắc nước, phối trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày của gà đẻ để nâng cao sức dẻo dai cho gà đẻ, bổ tạng tiêu thực, bổ huyết.
Tác dụng của Đinh lăng
Dược liệu Đinh lăng có tác dụng gì?
Đinh lăng có các tác dụng:
- Tăng lực, thân và lá cũng có tác dụng này nhưng yếu hơn rễ
- Làm thuốc bổ, có tác dụng tăng cân
- Tăng hiệu lực của cloroquin trong điều trị sốt rét thực nghiệm trên động vật
- Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu
- An thần, ít độc
- Có tác dụng nội tiết kiểu estrogen
Ngoài ra, nước sắc đinh lăng còn có thể kháng trùng roi và một số động vật nguyên sinh khác.
Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Dược liệu này giúp bổ tạng, tiêu thực, tiêu xưng viêm, giải độc, bổ huyết.
Do đó, rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém. Có nơi còn dùng Đinh lăng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã, đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng.
Thành phần hóa học có trong Đinh lăng
Dược liệu Đinh lăng chứa những thành phần hóa học nào?
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong Đinh lăng có các loại alkaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, các axit amin (bao gồm lycin, cystein và methionin) và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong lá Đinh lăng còn có saponin triterpen, một genin đã xác định được là axit oleanolic.