Thực phẩm sạch và những vấn đề người tiêu dùng chưa biết

Thực phẩm sạch và những vấn đề người tiêu dùng chưa biết

1. Thực phẩm sạch là gì?

Hiểu đơn giản thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất bẩn, độc hại, đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe con người, cụ thể: Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép. Không chứa tạp chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng …). Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng). Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng. Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP. Như vậy, thực phẩm sạch chính là những loại thực phẩm được chứng nhận ATVSTP, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, không chứa kim loại nặng, các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra được nuôi trồng theo tiêu chuẩn đã được công nhận bởi các tổ chức trên thế giới như tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices), tiêu chuẩn GlobalGap (Global Good Agricultural Practice), tiêu chuẩn hữu cơ.

2. Thực phẩm sạch gồm những loại nào?

Hiện nay loại thực phẩm này được thành 3 loại là thực phẩm không ô nhiễm, thực phẩm sinh thái và thực phẩm hữu cơ.

  • Thực phẩm không ô nhiễm

Loại thực phẩm này còn được gọi là thực phẩm không gây hại hoặc là thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. Tất cả các loại thực phẩm này đều được sản xuất trong môi trường khép kín, tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của các cơ quan tổ chức nhà nước. Thực phẩm không ô nhiễm là loại thực phẩm được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn tư liệu sản xuất và tiêu chuẩn mang tính bắt buộc của nhà nước. Ngoài ra, thực phẩm không gây ô nhiễm còn là thực phẩm không gây hại đến môi trường vì không có . Đặc biệt là đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

  • Thực phẩm sinh thái

Thực phẩm sinh thái hay còn gọi là thực phẩm xanh. Loại thực phẩm này được sản xuất và tuân thủ theo các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Loại thực phẩm sinh thái phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí theo quy định của nhà nước và cơ quan chức năng như tiêu chuẩn thực phẩm không gây ô nhiễm, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh. Thực phẩm hữu cơ Thực phẩm hữu cơ được sản xuất và chế biến theo quy trình của chế biến của các sản phẩm hữu cơ. Và cũng được cơ quan có thẩm quyền cấp. Thực phẩm này không được sử dụng chất hóa học, chất kích thích và phải tuân thủ theo quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.

3. Thực phẩm sạch đóng vai trò như thế nào với người tiêu dùng?

Thực phẩm sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người bởi khi nó không sử dụng chất hóa học, chất kích thích thì sẽ không gây tác động xấu đến cơ thể, hạn chế sự xuất hiện các bệnh lý của cơ thể. Thực phẩm sạch được sản xuất theo quy trình đảm bảo tiêu chuẩn an toàn nên không bị biến đổi gen. Kèm theo đó là không bị nhiễm các chất độc hại nên hàm lượng dinh dưỡng chứa trong loại thực phẩm này là rất cao. Những người sử dụng thực phẩm sạch sẽ giảm thiểu được khả năng vô sinh ở người. Vì thực phẩm không chứa hóa chất nên sẽ không ảnh hưởng đến buồng trứng, tuyến sinh dục ở nam, nội mạc tử cung. Ngoài ra việc góp phần bảo vệ môi trường nhờ vậy mà môi trường và bầu khí quyển luôn được bảo vệ và không bị tác động xấu.

4. Tiêu chuẩn đánh giá thực phẩm sạch

Một thực phẩm được lọt vào danh sách thực phẩm sạch phải đạt những tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp GAP: GAP là một trong những tiêu chuẩn mà tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc áp dụng để đánh giá một loại thực phẩm có sạch hay không. Tiêu chuẩn này bao gồm quy trình trước và sau sản xuất, giúp những loại thực phẩm được tạo ra luôn đảm bảo an toàn, có chất lượng cao. Hiện nay tại Việt Nam có 2 tiêu chuẩn để đánh giá GAP đó là VietGAP và GlobalGAP.

Tiêu chuẩn HACCP

Tiêu chuẩn này dùng để phân tích mối nguy hiểm và điểm điểm kiểm soát tới hạn. Không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn này vào quy trình sản xuất để tạo ra những thực phẩm sạch. Tiêu chuẩn HACCP tại Việt Nam là TCVN 5603:2008.

Tiêu chuẩn ISO 14001

Mục đích của việc áp dụng tiêu chuẩn này là để quản lý bảo vệ môi trường, được áp dụng cho tất cả các tổ chức sản xuất thực phẩm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là tiêu chuẩn để bảo vệ môi trường khi sản xuất thực phẩm chứ chưa phải là tiêu chuẩn đánh giá thực phẩm sạch.

Tiêu chuẩn hữu cơ Organic

Tiêu chuẩn này giúp kiểm soát được nguyên liệu trong quá trình sản xuất, giúp thực phẩm không bị biến đổi gen, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng.

Việc thường xuyên cập nhật các thông tin về thực phẩm sạch là công việc cần thiết, không chỉ đối với người tiêu dùng mà với cả người sản xuất và nhà cung ứng. Khi tất cả đều có những nhận thức nhất định về thị trường thực phẩm sạch sẽ góp phần thay đổi cả một quy trình từ sản xuất cho đến người tiêu dùng.